Vì sao học sinh không nên 'xén' thời gian ngủ để ôn thi?
Tập 12 Người kể chuyện tình lên sóng với màn tranh tài của 3 thí sinh gồm Hiền Anh, Hương Nhật Quỳnh và Vũ Trà. Họ sẽ thể hiện các ca khúc gắn liền với tên tuổi của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, dưới phần đánh giá của danh ca Thái Châu, NSƯT Vân Khánh và ca sĩ Dương Hồng Loan. Trong đêm tranh tài, Hương Nhật Quỳnh chọn ca khúc Bóng hồng Việt Nam để trình diễn. Cô hóa thân thành một nữ ca sĩ tài năng, duyên dáng trong tà áo dài truyền thống, được nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ (Võ Ngọc Tân thủ vai) nâng đỡ. Chính vẻ đẹp của cô trở thành nguồn cảm hứng bất tận để nhạc sĩ sáng tác nên ca khúc này.NSƯT Vân Khánh trầm trồ trước nhan sắc xinh đẹp của Hương Nhật Quỳnh. Thậm chí, nữ giám khảo còn hài hước khuyên đàn em thử sức ở một cuộc thi hoa hậu. “Nghe chất giọng của bạn là biết bạn hát nhạc trẻ, mặc dù hát thể loại không đúng sở trường nhưng bạn hát dân ca có một sự lúng liếng, nũng nịu và chất giọng khàn nghe rất lạ tai”, Vân Khánh bày tỏ.Theo dõi Hương Nhật Quỳnh từ đầu chương trình, danh ca Thái Châu ngạc nhiên trước sự tiến bộ của nữ ca sĩ khi thể hiện dòng nhạc dân ca. Đồng quan điểm, giám khảo Dương Hồng Loan bất ngờ khi biết Hương Nhật Quỳnh lần đầu hát dân ca nhưng nghe “ngọt sớt” vì “độ luyến láy trau chuốt, tỉ mỉ và có phần điệu đà trong từng câu hát”.Dành nhiều lời khen ngợi đến Hương Nhật Quỳnh về giọng hát song Dương Hồng Loan hài hước nhắc nhở: “Bạn thể hiện ca khúc Bóng hồng Việt Nam rất thành công, nhưng bạn đừng làm diễn viên nha, hãy làm ca sĩ thôi”. Tiếp lời nữ giám khảo, danh ca Thái Châu nhấn mạnh: “Hương Nhật Quỳnh phải làm ca sĩ nổi tiếng để cho ngành âm nhạc của chúng tôi có một mỹ nhân”.Với phần thể hiện này, Hương Nhật Quỳnh nhận 29,5 điểm từ phía ban giám khảo. Điểm số này giúp nữ thí sinh tiếp tục bước vào tranh tài ở bán kết Người kể chuyện tình.Tự ý lấy hình ảnh của người khác để quảng cáo coi chừng bị phạt
Ngày 7.1, Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch TP.Đà Nẵng cho biết đã gỡ bỏ, xóa các nội dung quảng cáo dạy lái xe nhưng "câu view" bằng tiêu đề liên in lớn chữ 'sex' (tiếng Anh, có nghĩa giới tính), 'cekc' (tiếng Nga, có nghĩa tình dục)... để tạo sự chú ý.Trước đó, người dân góp ý về việc tại khu vực các phường Thọ Quang, Mân Thái (Q.Sơn Trà) ven biển Đà Nẵng có một số hình dán quảng cáo trên các thùng rác."Nội dung quảng cáo viết bằng tiếng Anh và tiếng Nga sử dụng từ gây hiểu lầm bao gồm "sex" và "cekc" - có nghĩa là tình dục, kèm theo mã QR về thông tin người đăng. Việc này gây ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị và du lịch của Sơn Trà nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Tôi hy vọng cơ quan chức năng có thể xử lý sớm trường hợp này", người dân phản ánh.Tiếp nhận thông tin, Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng đã kiểm tra, thấy một số thùng rác bằng đá bố trí trên vỉa hè dọc bãi biển Đà Nẵng tại khu vực trên có hình dán quảng cáo sử dụng từ dễ gây hiểu lầm.Cụ thể, trên các miếng dán này dùng từ "sex" và từ "cekc"... Tuy nhiên, khi dịch các nội dung trên miếng dán thì lại nghiêng về quảng cáo mở lớp dạy lái xe máy cho người nước ngoài.Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng đã gỡ, tẩy xóa toàn bộ các hình dán quảng cáo có nội dung không phù hợp như nêu trên để tránh gây hiểu nhầm và đảm bảo mỹ quan tại bãi biển Đà Nẵng. Qua vụ việc, Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng gửi lời cám ơn đến công dân đã có những ý kiến đóng góp; đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được các phản ánh, góp phần xây dựng hình ảnh biển Đà Nẵng văn minh, xanh, sạch, đẹp.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, tại khu vực trung tâm TP.Đà Nẵng, lực lượng chức năng cũng vừa xóa, gỡ bỏ hàng loạt bảng quảng cáo liên quan đến cá độ, cờ bạc trực tuyến.
Vốn FDI tăng mạnh, giải ngân đột phá
Hãng Yonhap đưa tin chiếc máy bay chở khách gặp nạn tại sân bay quốc tế Muan ở tỉnh Jeolla Nam chở theo khoảng 175 hành khách (gồm 173 người Hàn Quốc, 2 người Thái Lan) và tổ bay 6 người. Máy bay vừa trở về Hàn Quốc từ Bangkok (Thái Lan). Máy bay khi hạ cánh đã trượt khỏi đường băng và đâm vào tường rào tại sân bay. Tai nạn xảy ra vào lúc 9 giờ 7 phút giờ địa phương. Hình ảnh cho thấy cột khói đen bốc lên cao.Chiếc máy bay Boeing 737-800 đâm vào tường rào, gãy đôi và bốc cháy. Thông tin ban đầu cho thấy có 23 người thương vong tại hiện trường. Chiến dịch cứu hộ đang diễn ra. Nhà chức trách đang điều tra tại hiện trường để xác minh nguyên nhân tai nạn, các quan chức cho biết.Quyền Tổng thống Choi Sang-mok ra lệnh dốc toàn lực cho chiến dịch cứu hộ tại hiện trường vụ tai nạn máy bay. Yonhap dẫn xác nhận mới nhất của nhà chức trách cho biết có 28 người thiệt mạng tại hiện trường.Nhà chức trách cho biết đã cứu được 2 người gồm một hành khách và một thành viên phi hành đoàn nhưng không thông báo tình trạng của những người khác trên máy bay. Lực lượng cấp cứu, gồm cảnh sát và cứu hỏa đang hỗ trợ y tế và đánh giá thiệt hại.Theo Sở cứu hỏa Jeonnam, khoảng 9 giờ 4 phút sáng, họ nhận được báo cáo cho biết: "Bộ phận càng đáp của máy bay không bung ra khi hạ cánh và chiếc máy bay đang rơi".Trong lần hạ cánh đầu tiên, máy bay không thể tiếp đất bình thường nên đã bay vòng để cố gắng hạ cánh lại nhưng gặp nạn. Một quan chức tại hiện trường cho biết chiếc máy bay đã không thể giảm tốc độ khi đến cuối đường băng và đã tông vào tường rào. Một số thông tin cho rằng bộ phận càng đáp gặp trục trặc do chim đâm vào.Chiếc máy bay gặp nạn được sản xuất vào năm 2009.
Chia sẻ về câu chuyện "dở khóc, dở cười" khi mua hoa ngày tết, Trần Thị Thu Huyền, sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội (quê ở Hà Tĩnh), nói: "Năm nay mình về khá trễ nên tới hôm nay là 29 tết mới tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và mua hoa trang trí. Các năm trước mình đều mua hoa ly để cắm nhưng năm nay hoa ly hết sớm, mình phải. Dạo quanh 4 khu chợ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), 1 cành hoa ly có giá 50.000 đồng. Để được một bình hoa, mình cần mua khoảng 3 cành". Có mặt ở khu chợ tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 29 tết, mọi người vô cùng bận rộn nhưng ai ai cũng tranh thủ thời gian đi chợ tết. Qua nhiều năm, nơi đây vẫn lưu giữ được nét truyền thống của một khu chợ quê, khắp nơi tràn ngập hương vị tết từ hoa đào, hoa mai tới bóng bay và đồ ăn vặt.Tranh thủ thời gian về quê để vui chơi tại chợ tết, Phan Đậu Quỳnh Trang (22 tuổi), ngụ hẻm 193/64/35, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: "Năm nay lịch nghỉ học của trường mình khá trễ, nên tới ngày 26 tết mình mới có thể trở về quê. Mình cũng tranh thủ trang hoàng không khí tết cho gia đình, dọn dẹp nhà và vui chơi cùng bạn bè. Mỗi lần về quê, mình lại thấy vui và hạnh phúc vì được đoàn viên cùng gia đình, được cùng mọi người chào đón một năm mới an lành".Vòng vào các con đường ngõ nhỏ, không khí tết càng rực rỡ bởi những sắc cờ hoa. Mỗi căn nhà đều treo cờ, trưng bày cây, hoa tết. Dù năm nay hoa đào, hoa mai ảm đạm, nở muộn nhưng mỗi gia đình đều chuẩn bị trưng bày trong nhà để cảm nhận được rõ hơn không khí tết.Với truyền thống bánh chưng bao đời nay của người Việt Nam, nhiều nhà đều tự tay gói và nấu bánh chưng, trò chuyện và sưởi ấm bên bếp củi đỏ rực, cầu chúc một năm mới an lành. Trở về quê sau thời gian dài học tập tại Hàn Quốc, Đinh Thị Thu Hương (22 tuổi) chia sẻ: "Mình thấy quê hương đã thay đổi nhiều, đường sá hiện đại hơn, ai ai cũng tất bật chuẩn bị một năm mới vui vẻ và đủ đầy. Mình cũng tranh thủ vui chơi trong mấy ngày ở nhà, cùng gia đình chuẩn bị mâm cỗ và gặp gỡ, trò chuyện với họ hàng".
Khi EU có thêm tiền 'ảo'
Cô Lan dạy vật lý lớp chuyên văn của tôi ngày ấy thật sự rất đẹp, đẹp lắm ấy. Hồi đấy cô để tóc hơi xoăn, hôm thì cô để xõa xuống vai, đung đưa theo bước đi; hôm thì cô quấn tóc lên. Cổ cô trắng, đẹp.Tôi nhớ cô trang điểm nhẹ nhàng, nhìn rất tươi, lúc nào mắt cô cũng cười. Cô thường đi giày cao gót cỡ 10 cm mà toàn gót nhọn. Suốt mấy năm cấp 3, cô là cô giáo đẹp nhất trong mắt tôi.Khi cô mở lớp dạy nhảy ở trường, 1/3 lớp tôi rủ nhau đi học mỗi tuần 3 buổi chiều. Vì nhiều lý do, tôi và nhiều bạn không thể đi học nhảy ở lớp của cô, nhưng đám bạn tôi chơi thân đều đi học. Thế là vào mỗi giờ ra chơi, chúng tôi dạy lại nhau.Này là điệu foxtrot, quickstep chân phải nhanh như máy khâu… Này là điệu rock-and-roll tay xoay đều đẩy nhau xoay tròn… Này là điệu valse dặt dìu êm ái… Lớp toàn con gái ư? Không sao, có mấy đứa học bước chân nam, rồi chỉ cho mấy đứa khác. Không cần bật nhạc, chúng tôi thay nhau đếm nhịp: một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám. Hai, hai, ba, bốn, năm, sáu… Vui vẻ quên luôn cả thời gian.Rồi chuông vào lớp reo lên, chúng tôi giật mình khựng lại khi tiếng cô Lan vang lên ngoài cửa lớp: "Mấy đứa làm gì đấy? Học nhảy hả?". Cứ ngỡ cô sẽ trách móc gì đó, ai nấy chạy cuống lên về chỗ ngồi giả vờ nghiêm túc chuẩn bị học. Ngờ đâu cô gọi giật một bạn lại, rồi thong thả để cặp tài liệu đựng giáo án lên bàn giáo viên, lại thong thả bước xuống khỏi bục giảng đứng cạnh cô bạn đó. Cả lớp ngỡ ngàng khi cô bắt đầu tự mình hướng dẫn lại bước nhảy khi nãy của cô bạn nọ. Cứ thế, hai cô trò làm mẫu đủ các bước nhảy cơ bản của điệu valse trước lớp.Tất nhiên hôm ấy chúng tôi không học đủ thời lượng tiết học. Nhưng có hề gì, cô giáo hứa lần sau học bù, học đuổi, mà kịp thời gian thì sẽ lại hướng dẫn thêm một điệu nhảy nữa. Các khái niệm cơ bản về khiêu vũ của chúng tôi được mở đầu như thế, song song với các khái niệm vật lý khô khan.Cuối năm học lớp 12, khi chuẩn bị hồ sơ du học, tôi gặp cô để xin thư giới thiệu. Tính tôi nhát nên lúng túng, cô trêu tôi "học chùa" mấy điệu nhảy của cô mãi rồi còn gì. Rồi cô hẹn ngày đưa tôi tờ giấy cô nắn nót viết và ký tên, kèm theo lời dặn "đi sang Tây học thì nhớ học nhảy lại nhé, em có năng khiếu lắm đó". Những ngày học ở Pháp, bạn bè cùng xúm lại kể chuyện trường Ams, nhiều bạn trường khác đều ngạc nhiên vì sao chúng tôi có nhiều hoạt động vui thế, trong đó có học nhảy.Về sau, tôi cũng học khiêu vũ lại, học chung với một Amser mà sau này cùng tôi về chung một nhà. Thêm nhiều kỷ niệm đẹp và thơ, nhưng lâu lâu tôi vẫn nhớ về những bước nhảy đầu tiên tôi học từ cô giáo xinh đẹp mang tên một loài hoa duyên dáng hồi ấy, lòng thầm cảm ơn cô đã khiến cho những tháng năm học trò của chúng tôi tràn đầy niềm vui.Tôi mê nhảy từ rất lâu, mê đến mức nằm mơ cũng thấy việc đi học nhảy. Sau đó, tôi đi học nhảy với thầy Hiếu cua-rơ, thầy dạy thuần cổ điển. Tôi học được 9 tháng thì bắt đầu đi dạy nhảy lớp đầu tiên ở trường Hà Nội Amsterdam. Lúc đó là năm 1992.Việc tôi dạy nhảy cho học sinh trong trường cũng có người muốn cấm. Nhưng tôi đam mê nên không từ bỏ. Tôi dạy trên lớp học, dạy ở hành lang, dạy ở đường đi ra nhà tập thể thao… Thời điểm dạy ở trường, phải đợi các thầy cô bố trí xong các lớp học, còn phòng nào trống thì các bạn khiêu vũ lẳng lặng vào, im như cá vì bị kẹp giữa hai lớp học ở hai bên. Khó khăn là thế, khổ là thế mà các bạn ấy vẫn quyết tâm để học thì phải biết nhu cầu của học sinh lúc đó về khiêu vũ lớn như thế nào.Cô Nguyễn Thị Lan (giáo viên môn vật lý, Trường Hà Nội - Amsterdam)